Các hỏi đáp về dịch vụ hosting
17/09/2022 09:32 | Luợt xem : 3758
Hiện tại nhu cầu chạy các tác vụ tự động trên các hosting là rất lớn. Các tác vụ này có thể là lấy tin tự động, gửi email quảng bá cũng như là sao lưu dữ liệu... Tuy nhiên để làm sao cho cron này chạy một cách chính xác thì không phải ai cũng làm được. Cách đơn giản nhất để tạo một cron trên hosting Linux ta làm như sau: 1. Đăng nhập vào hosting, tại mục Advanced Futures ta chọn vào Cronjobs. 2.Trong mà hình cài đặt cron ta chú ý : - Minute: ấn định thời gian chạy tại phút nào trong giờ, ví dụ nhập 10 thì cứ phút thứ 10 của giờ là chạy. - Hour: là giờ trong ngày tức là thời điểm trong ngày để chạy. - Day of Month: ngày trong tháng. - Month: tháng trong năm. - Day of Week: ngày trong tuần. - Command: lệnh sẽ thực hiện. Chúng ta cùng thực hiện một ví dụ về một command: Hàng ngày chúng ta cần gửi email thông báo cho khách hàng của mình vào lúc 6h sáng, file để thực thi có thể chạy qua trình đuyệt là: http://domain.com/file.php, vậy chúng ta sẽ cần khai báo vào như sau: Minute :0 Hour: 6 Day of month: * Month: * Day of week: * Command: /usr/bin/wget -O /dev/null http://domain.com/file.php Chỉ cần thế là hệ thống sẽ chạy bình thường. Cron này có thể áp dụng cho các chương trình lấy tin tự động, backup của mysqldumper.
"Function ereg() is deprecated" lỗi này xuất hiện khi bạn năng cấp lên phiên bản PHP 5.3.x. Nguyên nhân của lỗi này là do từ phiên bản PHP 5.3 trở đi sẽ không hỗ trợ hàm ereg(). Để khắc phục lỗi này bạn tìm đến các hàm ereg() và thay chúng bằng hàm preg_match() Ví dụ: đoạn code như sau
<?php ereg('\.([^\.]*$)', $this->file_src_name, $extension); ?>Dòng này sẽ báo lỗi "Function ereg() is deprecated". Vì thế bạn phải chỉnh sửa lại như sau:
<?php preg_match('/\.([^\.]*$)/', $this->file_src_name, $extension); ?>Khi sử dụng hàm preg_match() bạn cần chú ý đến dấu // . Dấu này để báo cho trình xử lý biết là một biểu thức chính quy và điều kiện so khớp của bạn sẽ nằm trong 2 dấu này ví dụ: preg_match('/^[A-Z]/',$jbs); Nhìn chung đa phần lỗi Deprecated:... xảy ra là do phiên bản hiện hành của PHP không hỗ trợ hàm hiện tại bạn đang sử dụng. Cách khắc phục chung cho các trường hợp này là bạn phải thay thế hàm đang sử dụng bằng hàm mới hơn.
Chào bạn! Vdata xin được hướng dẫn các bạn tạo tự tạo backup và restore dữ liệu của mình trên host để tránh trường hợp xấu xảy ra. * Backup Bước 1: Bạn đăng nhập vào quản trị hosting sau đó thực hiện: Bước 2 và 3 : Lựa chọn các mục nào bạn cần backup, tick vào và chọn create backup: Bước 4: Sau khi tạo hệ thống sẽ báo bạn phải chờ đợi chút, sau khi backup hoàn thành hệ thống sẽ gửi tin nhắn: Bước 5: Bạn chọn Files Bước 6: Nếu bạn chưa tạo backup lần nào hệ thống sẽ tự sinh ra một folder backups còn nếu đã có folder này rồi thì bạn truy cập: Bước 7: Bạn có thể click vào file backup để download về khi cần có thể upload lại và restore. Bạn chú ý là file backup chỉ có ở định dạng .tar.gz nhé. * Restore Bây giờ Vdata xin hướng dẫn bạn restore như sau: Bước 1: Cũng truy cập vào quản trị hosting rồi vào Create / Restore Backup sau đó tiếp tục: Bạn chú ý là phải create backup thì mới có restore nhé, và để đúng file vào thư mục backups nhé. Bước 2: Bạn lựa chọn các mục cần restore nhé. Sau đó hệ thống sẽ thông báo cho bạn. Chúc bạn thành công nhé.
- Chức năng Add domain giúp bạn tạo ra 1 domain khác csdl khác với domain đã được add và chạy hoàn toàn độc lập. * Window: Bạn truy cập vào hosting lựa chọn chức năng create domain name -> gõ tên miền ( lưu ý lựa chọn default template) * Linux: Truy cập vào hosting chọn Domain setup -> Add another domain name -> gõ tên miền. - Chức năng Subdomain giúp bạn tạo ra 1 domain con chạy trên domain chính. * Linux: Bạn truy cập vào hosting, chọn domain cần tạo( nếu hosting có trên 1 domain) và chọn chức năng Subdomain management -> gõ tên sub. Sau khi tạo subdomain để hoạt động được thì có 2 yếu tố : + Thứ nhất là : upload dữ liệu vào file subdomain được tạo ra trong file public_html. + Thứ hai là : bạn phải trỏ subdomain đó về đúng hosting upload dữ liệu của sub. * Window: Các bạn không nên tạo subdomain trong domain chính vì có thể dẫn tới lỗi phiên bản .NET hoặc đụng độ. Bạn nên tạo domain riêng nhưng domain đó ta lấy là sub. - Chức năng Domain Pointer( Domain Alias) giúp bạn tạo ra 1 tên miền khác với domain chính. Sau khi bạn gõ tên miền đó thì trình duyệt sẽ chuyển đến domain chính vừa tạo domain pointer. Hay có thể nói cách khác là tạo 1 domain chạy chung với domain tạo domain pointer.
Website bạn có thể hiểu như một quảng cáo trên các trang vàng, nhưng có điểm khác ở chỗ nó cho phép người xem có thể thực hiện nhiều việc hơn như giao tiếp, trao đổi thông tin với người chủ website và với những người truy cập khác, tìm kiếm, giao dịch mua bán...vv. Hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập website, nhìn thấy nó chứ không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nào cả. Website đó mở cửa 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, quanh năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
Web Hosting đơn giả là một dịch vụ lưu trữ Website, cung cấp dịch vụ hạ tầng cho Website của bạn hoạt động. Ưu điểm của Web Hosting là hầu hết mọi yêu cầu của bạn đều được nhân viên kỹ thuật đáp ứng, họ cũng theo dõi máy chủ 24/7 để chắc rằng máy chủ hoạt động ổn định.
Đối với Web Hosting chia sẻ, nhà cung cấp sẽ đặt nhiều website của các khách hàng khác nhau vào chung một máy chủ. Shared Web Hosting là một giải pháp hiệu quả về chi phí cho cả hai bên và khách hàng cũng được sử dụng máy chủ rất mạnh. Tuy nhiên, Shared Web Hosting có thể xảy ra tình trạng nghẽn do một trong số website đặt trên đó chiếm quá nhiều xử lý (CPU, RAM), hoặc lạm dụng để gởi email spam. Những trường hợp này nhà cung cấp thường chọn giải pháp tắt website đó để đảm bảo cho các website khác hoạt động.
Trong đa số trường hợp, Shared Web Hosting vẫn là lựa chọn tối ưu về chi phí và hiệu năng. Có thể bạn bỏ tiền ra thuê máy chủ ảo (VPS) vẫn không đáp ứng được số lượng truy cập của website trong khi Shared Web Hosting thì lại hoạt động tốt.