Asterisk là gì? Tính năng, ưu nhược điểm của Asterisk
27/04/2020 08:44 | Lượt xem : 851
Asterisk là gì? Hệ thống Asterisk gồm những thành phần nào? Ưu nhược điểm của Asterisk là gì? Đừng bỏ qua bài viết sau đây của vData nếu bạn muốn có đáp án chi tiết cho những câu hỏi trên.
Mục lục
1. Asterisk là gì?
Asterisk là tổng đài điện thoại (PBX: private branch exchange) viết dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Asterisk có khả năng chạy tốt trên Windows, Linux, BSD, OSX. Asterisk cung cấp mọi tính năng cần thiết của một tổng đài điện thoại cho nội bộ công ty, doanh nghiệp. Hiện nay, rất nhiều công ty hay doanh nghiệp áp dụng hệ thống tổng đài Asterisk vào hoạt động kinh doanh.
Chỉ cần máy tính cài sẵn hệ điều hành và phần mềm Asterisk là đã có thể thiết lập tổng đài Asterisk với nhiều tính năng độc đáo. Asterisk tạo kết nối giữa các điện thoại với nhau và mở rộng kết nối với tổng đài khác, với IP Phone, dịch vụ Media Gateway, Softswitch, Voicemail, Music on hold, Conference server,…
Như các PBX khác, Asterisk cho phép các máy điện thoại gắn kết với nhau qua phần mềm này thực hiện các cuộc gọi với nhau, và cho phép kết nối với các dịch vụ điện thoại khác, trong đó có mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN)
càng tốt hơn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về tổng đài ảo VoIP bởi đây là giải pháp giúp bạn có thể làm việc mọi lúc mọi nơi dù không ở công ty!
2. Tính năng độc đáo của Asterisk là gì?
2.1 Hiển thị số gọi đến (Caller ID)
- Thuê bao gọi đến sẽ xuất hiện trên màn hình thiết bị đang sử dụng
- Caller ID cho phép xác nhận thuê bao gọi đến, chọn không tiếp nhận hoặc tiếp nhận cuộc gọi từ phía hệ thống Asterisk
- Có khả năng chặn nhanh chóng cuộc gọi từ các số spam hay cuộc gọi với mục đích quấy rối
2.2 Chuyển hướng cuộc gọi (Call Forwarding)
- Cho phép chuyển hướng cuộc gọi đến một hoặc nhiều số được định trước, thậm chí có thể chuyển hướng sang số di động hay cố định
- Một số trường hợp nhất định, tổng đài Asterisk sẽ tự động chuyển cuộc gọi khi bận, khi không trả lời, cuộc gọi với thời gian định trước, cuộc gọi tức thời,…
2.3 Trả lời tự động (Interactive Voice Response)
- Bạn có thể tạo tính năng trả lời tự động khi dùng phần mềm Asterisk
- Tùy thuộc vào tương tác của thuê bao gọi đến mà tổng đài Asterisk sẽ định hướng cuộc gọi cho phù hợp
2.4 Cài đặt thời gian thực hiện cuộc gọi
- Đây là tính năng giúp chỉ định khoảng thời gian cụ thể mà cuộc gọi sẽ định hướng đến một chức năng hay số điện thoại cụ thể
2.5 Nhận cuộc gọi từ máy khác khi đang đổ chuông
- Tính năng này hữu ích khi một nhân viên đang bận nhưng lại có cuộc gọi đến, nhân viên khác có thể nhận cuộc gọi từ màn hình thiết bị của mình
- Chế độ ngẫu nhiên, xoay vòng, ưu tiên hay tất cả đều khắc phục được trường hợp nhiều người cùng gọi đến một số điện thoại
2.6 Giám sát cuộc gọi (Monitoring call)
- Tính năng này của Asterisk giúp người dùng giám sát được file ghi âm, nhật ký cuộc gọi, sắp xếp theo thời gian, thống kê, báo cáo, hỗ trợ tìm kiếm cuộc gọi,…
2.7 Tin nhắn thoại (Voice mail )
- Tính năng này cho phép khách hàng bên ngoài có thể gọi đến hệ thống Asterisk và để lại tin nhắn thoại
- Người dùng có thể kiểm tra Voicemail và phản hồi với khách hàng
2.8 Ghi âm cuộc gọi (recording)
- Đây là tính năng cho phép ghi âm cuộc gọi cho phép hai chiều hoặc một chiều (cả gọi ra và gọi vào)
- Thời gian ghi âm không giới hạn mà phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ của tổng đài Asterisk
2.9 Privacy Manager
Tính năng Privacy Manager của Asterisk cho phép các số trong danh sách thực hiện cuộc gọi
3. Ưu nhược điểm của Asterisk là gì?
3.1 Ưu điểm của Asterisk là gì?
- Tiết kiệm chi phí lắp đặt và chi phí thoại
- Khả năng chỉnh sửa linh hoạt để làm việc với một loạt thiết bị phần cứng
- Có thể truy cập vào hàng nghìn hướng dẫn trên internet để tạo giải pháp PBX khác nhau
- Chi phí hỗ trợ kỹ thuật hàng tháng tương đối thấp
- Giao diện người dùng thân thiện, dễ quản lý
- Đa dạng tính năng, nhiều tiện ích mới miễn phí hoàn toàn
- Mở rộng hệ thống dễ dàng, nhanh chóng
3.2 Nhược điểm của Asterisk
- Asterisk chỉ chạy trên hệ điều hành Unix, vì vậy việc sử dụng còn gặp nhiều khó khăn
- Cài đặt, cấu hình hệ thống máy chủ và máy trạm phức tạp hơn so với các tổng đài PBX thông thường
- Độ an toàn của hệ thống Asterisk không cao vì máy chủ được xây dựng trên một máy tính
4. Hệ thống Asterisk gồm những thành phần nào?
4.1 Máy chủ IP-PBX
Máy chủ IP-PBX hoạt động trên nền hệ điều hành mã nguồn mở. Các ứng dụng tổng đài gồm thiết lập kết nối thiết bị đầu cuối, ứng dụng quản lý, giám sát mã nguồn mở tương tác với Asterisk. Máy chủ quản lý các cuộc gọi ra vào hệ thống, giám sát lưu lượng, tình trạng và báo cáo với người dùng.
4.2 Thiết bị đầu cuối
Lựa chọn thiết bị đầu cuối tùy theo nhu cầu, đó có thể là điện thoại IP, Softphone, Analog, Wifi phone, Headphone, Microphone kèm theo.
4.3 Thiết bị Voice Gateway
Đây là thiết bị giao tiếp trung gian giữa máy chủ IP-PBX và tín hiệu PSTN. Thiết bị này có khả năng mở rộng và kết nối không giới hạn số lượng VoIP Gateway với máy chủ IP-PBX thông qua kết nối IP.
Thiết bị Voice Gateway hỗ trợ rất nhiều chuẩn Codec như H323, G711, G729, SIP,… Thiết bị này hỗ trợ đa dạng kết nối FXS, FXO, BRI, SS7,… Lựa chọn kết nối nào là tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô hệ thống tổng đài điện thoại.
>> Tìm hiểu thêm:
- Điện thoại IP (VoIP) là gì? Ưu nhược điểm của điện thoại IP
- Tổng đài IP là gì? Tại sao nên chọn tổng đài IP?
- Tổng đài Analog là gì? Phân biệt tổng đài điện thoại Analog và IP
Bài viết đã giúp bạn tìm được đáp án chi tiết cho câu hỏi Asterisk là gì? Hãy để lại comment bên dưới nếu bạn muốn thảo luận với vData về giải pháp mạng hay dịch vụ công nghệ thông tin. Thường xuyên ghé thăm website vdata.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!