TCP/IP là gì? Ưu nhược điểm, các tầng của TCP/IP
16/11/2019 16:16 | Lượt xem : 792
Internet ngày càng phổ biến, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối toàn cầu. Trong đó, một phương thức truyền dẫn được sử dụng phổ biến đối với internet hiện nay chính là TCP/IP. Vậy TCP/IP là mô hình gì? Nó hình thành và phát triển ra sao? Ưu điểm của TCP/IP là gì?…Đọc ngay bài viết sau của vData để có câu trả lời chính xác và chi tiết nhất về mô hình TCP/IP.
Mục lục
1. TCP/IP là gì?
TCP/IP là tên viết tắt của Transmission Control Protoco và Control Proto. TCP là giao thức điều khiển truyền nhận còn Internet Protoco (Địa chỉ IP) là giao thức liên mạng. Ngày nay, đa phần các mạng máy tính đều sử dụng chồng giao thức TCP/IP để kết nối. TCP/IP phát triển đồng nghĩa với mạng internet có được độ tin cậy hơn và khả năng phục hồi tự động.
2. Lịch sử phát triển của giao thức TCP/IP
Mô hình TCP/IP được bắt nguồn từ Bộ giao thức liên mạng trong DARPA vào năm 1970. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, 2 kỹ sư cùng các cộng sự của các nhóm nghiên cứu đã làm cho bộ giao thức TCP/IP ổn định hóa và trở thành bộ giao thức chuẩn như hiện nay (mô hình TCP/IP Version 4).
Một cuộc thử nghiệm thông nối giữa 2 mô hình TCP/IP được diễn ra thành công vào năm 1975. Từ đó, các cuộc thử nghiệm thông nối mô hình TCP/IP được diễn ra thường xuyên hơn và đều đạt được kết quả tốt. Mô hình TCP/IP được sử dụng phổ biến khắp thế giới từ sau hội thảo được Internet Architecture mở ra với sự tham gia của 250 đại biểu của các công ty thương mại.
3. Ưu điểm của TCP/IP
- Giao thức TCP/IP không chịu sự kiểm soát của bất cứ công ty nào. Như vậy, bạn có thể thay đổi linh hoạt trong quá trình sử dụng TCP/IP. Giao thức này tương thích được với tất cả hệ điều hành, các loại phần cứng máy tính và mạng.
- TCP/IP là giao thức có khả năng mở rộng cao, nó có thể định tuyến, xác định đường dẫn hiệu quả nhất thông qua mạng.
4. TCP/IP hoạt động ra sao?
TCP/IP là sự kết hợp giữa 2 giao thức TCP và IP. TCP là giao thức điều khiển truyền nhận, nó đóng vai trò kiểm tra, đảm bảo sự an toàn cho mỗi gói khi qua trạm. Một tín hiệu sẽ được truyền đi và yêu cầu hệ thống gửi lại gói tin khác trong trường hợp giao thức TCP nhận thấy gói tin bị lỗi. IP là giao thức liên mạng, nó cho phép các gói tin được gửi đến đích đã định sẵn bằng cách thêm thông tin dẫn đường vào các gói tin đó.
5. Ba giao thức được sử dụng phổ biến của TCP/IP
5.1 HTTP
HTTP là giao thức của TCP/IP được sử dụng phổ biến để phân phối dữ liệu không an toàn (gồm các file ảnh, tệp HTML,…) giữa web client với một web server. Trình duyệt web trên máy tính sẽ gửi yêu cầu đến web server để biết thông tin về một website. Khi web server nhận được yêu cầu nó sẽ xác nhận và gửi thông tin về website cho trình duyệt internet trên máy tính – web client. HTTP có 3 đặc trưng cơ bản là kết nối không liên tục, hoạt động độc lập và stateless.
5.2 HTTPS
HTTPS là một giao thức của TCP/IP, nó có sự kết hợp giữa SSL và TLS. HTTPS được sử dụng phổ biến khi muốn gửi dữ liệu cần bảo mật cao như thẻ tín dụng, dữ liệu cá nhân từ một website đến một web server.
5.3 FTP
FTP là một giao thức của TCP/IP, được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa hai hoặc nhiều máy tính qua internet. FTP hoạt động trên hai cổng là 20 và 21. Nhờ FTP, các máy client trong mạng có khả năng truy cập đến máy chủ để gửi và lấy dữ liệu. Điểm đặc biệt của giao thức này là giúp người dùng dù đang ở xa vẫn có thể truy cập vào máy chủ để truyền hoặc nhận dữ liệu.
6. Các tầng trong TCP/IP và chức năng của mỗi tầng
6.1 Tầng 1: Tầng vật lý
Tầng 1 của TCP/IP có sự kết hợp giữa tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu trong OSI. Tầng 1 chịu trách nhiệm về việc truyền dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng. Frame chính là các gói dữ liệu được đóng khung và định tuyến đi đến đích chỉ định ban đầu.
6.2 Tầng 2: Tầng mạng
Tầng 2 của TCP/IP chịu trách nhiệm truyền tải dữ liệu logic trong mạng. Các phân đoạn dữ liệu sẽ được Packets, kích thước mỗi gói phù hợp với mạng chuyển mạch mà nó sử dụng để truyền dữ liệu. Các gói được chèn thêm phần Header có thông tin của tầng mạng rồi được chuyển đến tầng thứ 3. Các giao thức chính trong tầng 2 này gồm IP, ARP và ICMP.
6.3 Tầng 3: Tầng giao vận
Tầng giao vận có chức năng là xử lý vấn đề giao tiếp giữa các máy chủ cùng hoặc khác mạng kết nối với nhau thông qua bộ định tuyến. Tại đây, dữ liệu sẽ được phân thành nhiều đoạn có kích thước khác nhau nhưng phải nhỏ hơn 64 KB. Mỗi đoạn có cấu trúc là Header chứa thông tin điều khiển và dữ liệu. Tầng 3 gồm 2 giao thức là TCP và UDP. TCP tiêu tốn khá nhiều thời gian để kiểm tra đầy đủ thông tin nhưng lại đảm bảo chất lượng gói tin. UDP không đảm bảo được chất lượng dữ liệu gửi đi nhưng lại có tốc độ truyền tải nhanh hơn.
6.4 Tầng 4: Tầng ứng dụng
Tầng ứng dụng ở trên cùng của mô hình, nó đảm nhận vai trò giao tiếp dữ liệu giữa hai máy khác nhau thông qua duyệt web, email, chat, SMTP, SSH, FTP,… Các thông tin định tuyến cùng dữ liệu được định dạng Byte nối Byte giúp gói tin có được đường đi đúng.
7. So sánh mô hình TCP/IP và OSI
- Giao thức TCP/IP được nhiều người sử dụng và tin tưởng hơn so với mô hình OSI. TCP/IP nới lỏng các quy tắc đối với người dùng và cung cấp các nguyên tắc chung.
- TCP/IP tiếp cận theo chiều ngang còn OSI tiếp cận theo chiều dọc.
- Sự kết hợp giữa các tầng với nhau tạo nên sự khác biệt lớn giữa TCP/IP và OSI. Với TCP/IP thì tầng trình diễn được kết hợp với tầng phiên trong tầng ứng dụng. Với OSI, mỗi tầng sẽ thực hiện một nhiệm vụ khác nhau.
- Các giao thức trong TCP/IP được thiết kế trước và mô hình được phát triển sau đó. Ngược lại, trong OSI thì mô hình sẽ được phát triển trước và các giao thức được phát triển sau đó.
Như vậy, TCP/IP cho phép những hệ thống mạng không đồng nhất có thể kết nối với nhau. Hiện nay, mô hình này được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia và trên toàn cầu.
Bài viết trên đã giả thích cụ thể về TCP/IP là gì? Và những vấn đề quanh TCP/IP. Mong rằng bài viết hữu ích vơi bạn.
Đừng ngại để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì để vData kịp thời giải đáp. Đừng quên truy cập website vdata.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về giải pháp mạng, tên miền, thiết kế website hay dịch vụ lưu trữ website chuyên nghiệp nhé!
>> Có thể bạn quan tâm:
- Địa chỉ IP động là gì? Ưu nhược điểm của IP động
- IP tĩnh là gì? Cách cài đặt IP tĩnh cho máy tính
- Fake IP là gì? Hướng dẫn cách Fake IP bằng chrome, cốc cốc, fire fox