HTTPS là gì? Sự khác nhau giữa giao thức HTTP và HTTPS
28/04/2020 14:30 | Lượt xem : 885
Trong quá trình truy cập website chắc hẳn bạn cũng thấy một vài website tự động thêm tiền tố https hoặc http. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi nó là gì chưa? Đến với bài viết này, cùng vData tìm hiểu giao thức HTTP và HTTPS là gì? Lợi ích và cách sử dụng HTTPS thế nào?
Mục lục
1. Giao thức HTTP là gì?
HTTP ( tên tiếng Anh là HyperText Transfer Protocol : Giao thức truyền tải siêu văn bản), là 1 giao thức truyền tải siêu văn bản được áp dụng trong www (World Wide Web). Giao thức này được tạo ra bởi mục đích truyền tải thông tin dữ liệu qua lại giữa web server đến máy sử dụng dịch vụ (Web client) . Giao thức sử dụng cổng chủ yếu là cổng 80 (port 80). HTTP là một giao thức thuộc tầng ứng dụng, nằm trên cặp giao thức tầng giao vận & tầng mạng là TCP/IP.
2. Giao thức HTTPS là gì?
HTTPS ( tên tiếng anh là HyperText Transfer Protocol Secure) là giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn. Đây là giao thức HTTP nhưng có sử dụng thêm SSL (Secure Sockets Layer) nhằm mục đích mã hóa những thông điệp giao tiếp để tăng khả năng an toàn. Nói cách khác thì giao thức HTTPS là phiên bản HTTP bảo mật và an toàn hơn.
Giao thức HTTPS sử dụng port 443, giúp đảm bảo các tính chất sau của thông tin:
- Confidentiality: sử dụng phương thức mã hóa (encryption) để đảm bảo rằng các thông điệp được trao đổi giữa client và server không bị kẻ thứ ba đọc được.
- Integrity: sử dụng phương thức hashing để cả người dùng (client) và máy chủ (server) đều có thể tin tưởng rằng thông điệp mà chúng nhận được có không bị mất mát hay chỉnh sửa.
- Authenticity: sử dụng chứng chỉ số (digital certificate) để giúp client có thể tin tưởng rằng server/website mà họ đang truy cập thực sự là server/website mà họ mong muốn vào, chứ không phải bị giả mạo.
Việc nhờ đến bên thứ 3 (thường là CA) để xác thực danh tính của website cộng thêm sự chú ý của người dùng rằng website đó có sử dụng HTTPS và SSL certificate của nó còn hiệu lực sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bị lừa đảo.
3. Sự khác nhau giữa giao thức HTTP và HTTPS là gì?
3.1 Mức độ bảo mật của giao thức HTTP và HTTPS
Khi người dùng bắt đầu thực hiện việc truy cập 1 website nào đó, giao thức HTTPS sẽ hỗ trợ xác minh tính đích danh của website này dựa vào việc kiểm tra xác thực bảo mật (Security Certificate). Sau đó, tổ chức phát hành những chứng thực các loại chứng thư số là Certificate Authority (CA) sẽ thực hiện việc xác minh và cung cấp xác thực bảo mật này cho người dùng hay doanh nghiệp. Các tổ chức này chính đóng vai trò là bên thứ 3 nhằm hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin an toàn được cả 2 bên tin tưởng.
Trong khi đó, HTTP không được xác thực bảo mật. Vì vậy sẽ không có yếu tố gì đảm bảo được hoạt động kết nối có đang bị theo dõi không.
3.2 Port trên HTTP và HTTPS
Port là cổng nhằm mục đích xác minh thông tin ở máy khách, tiếp đó phân loại để gửi đến máy chủ. Mỗi Port mang 1 số hiệu ứng riêng với chức năng riêng biệt. HTTP dùng port 80 còn giao thức HTTPS dùng port 443. Port 443 là cổng nhằm giúp mã hóa liên kết từ máy tính client đến server để thông tin dữ liệu đang được truyền đi một cách an toàn.
3.3 Chứng chỉ SSL
Sự khác nhau lớn nhất giữa giao thức HTTPS và HTTP là chứng chỉ SSL. HTTPS là 1 giao thức phiên bản của HTTP bổ sung thêm bảo mật. Vì vậy mà HTTPS là giao thức cần thiết hiện nay cho bảo mật website trong thời đại mọi thông tin đều được số hóa. Cho dù người dùng sử dụng máy tính công cộng hay cá nhân thì tiêu chuẩn SSL luôn đảm bảo liên lạc giữa máy chủ và máy khách được an toàn chống bị dòm ngó.
4. Có nên sử dụng HTTPS cho website không?
Dưới đây là một vài lý do bạn nên sử dụng HTTPS:
4.1 HTTPS chậm hơn HTTP, nhưng không đáng kể
Điểm hạn chế duy nhất của HTTPS so với HTTP là dùng HTTPS làm cho tốc độ giao tiếp (tải trang đích, duyệt web) giữa Server và Client chậm hơn HTTP. Nhưng ngày nay công nghệ càng phát triển mà vì vậy sự khác biệt này càng ngày càng mờ nhạt.
4.2 Làm SEO rất nên sử dụng HTTPS
Tính từ năm 2014 mà google đã thông báo sẽ đưa xếp hạng tìm kiếm cho website dùng giao thức HTTPS, với mục đích đích đẩy mạnh những website chuyển đổi sang sử dụng HTTPS. Việc này cũng có nghĩa là những website chưa thực hiện chuyển đổi sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh so với những website đã chuyển đổi sang HTTPS. Vì vậy mà đây cũng là yếu tố .quan trọng nếu doanh nghiệp của bạn đang thực hiện SEO trên google.
4.3 Giao thức HTTPS tăng uy tín website đối với người dùng
Trên thực tế thì những trình duyệt phổ biến như là Apple Safari, Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Google Chrome đều đưa ra những cảnh báo cho người dùng về những website không được bảo mật dùng HTTP. Việc này giúp bảo vệ thông tin của người truy cập khi lướt web như là thẻ ngân hàng, thông tin cá nhân hay những dữ liệu nhạy cảm khác. Bảo vệ người truy cập cũng chính là bảo vệ chính website của mình bởi người dùng là 1 phần linh hồn của website. Nếu khách truy cập không an tâm hay không tin tưởng khi dùng website thì bạn sẽ có khả năng mất đi lượng khách truy cập có sẵn của mình. Khi dùng HTTPS kèm theo với chứng chỉ SSL/ TLS được xác minh bảo mật thì nó như 1 lời cam kết về độ uy tín.
4.4 Tránh lừa đảo bằng website giả mạo
Sự thật thì bất kỳ server nào cũng có khả năng bị giả mạo như là server của bạn nhằm mục đích lấy cắp dữ liệu từ người truy cập. Đây là 1 dạng hình thức lừa đảo mang tên Phishing. Khi sử dụng giao thức HTTPS, trình duyệt trên máy người dùng sẽ yêu cầu xác minh chứng chỉ SSL từ máy chủ trước khi dữ liệu giữa máy khách và máy chủ được mã hóa để trao đổi. Việc này nhằm đảm bảo người dùng đang thực hiện giao tiếp với đối tượng đúng. Tại đây thì chứng chỉ SSL/TLS của HTTPS sẽ giúp xác thực đó là website chính thức chứ không phải giả mạo.
4.5 HTTPS bảo mật thông tin người dùng
Giao thức HTTPS dùng phương thức mã hóa để đảm bảo những thông tin trao đổi giữa máy chủ và máy khách không được bên thứ 3 đọc được. Nếu người dùng truy cập đến 1 website không được cài đặt HTTPS, người dùng có thể phải đối mặt với nguy cơ tấn công của những hacker. Người dùng có thể bị mất những dữ liệu mà người dùng gửi đi hay những thông tin có sẵn thậm chí mọi thao tác người dùng trên website đều có khả năng bị theo dõi mà người dùng không hề biết. Với giao thức HTTPS thì máy chủ và máy khách hoàn toàn tin tưởng những thông tin gửi đi qua lại luôn ở trạng thái vẹn nguyên mà không thông qua mọi chỉnh sửa, sai lệch nào với dữ liệu đầu vào.
Thông qua những yếu tố trên thì có thể đưa ra được kết luận HTTPS hơn HTTP hẳn về nhiều điểm. Đồng thời còn làm tăng mức độ tin tưởng của website cũng như doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do mọi website nên dùng giao thức HTTPS.
5. Sử dụng HTTPS thế nào?
Trước hết, muốn áp dụng HTTPS thì trong quá trình cấu hình Webserver, bạn có thể dễ dàng tự tạo ra một SSL certificate dành riêng cho website của mình và nó được gọi là self-signed SSL certificate.
SSL certificate (chứng chỉ SSL) tự cấp này vẫn mang lại tính Confidentiality và Integrity cho quá trình truyền thông giữa server và client. Nhưng rõ ràng là không đạt được tính Authenticity bởi vì không có bên thứ 3 đáng tin cậy nào đứng ra kiểm chứng sự tính xác thực của certificate tự gán này. Điều này cũng giống như việc một người tự làm chứng minh nhân dân (CMND) cho mình rồi tự họ ký tên, đóng dấu luôn vậy!
Vì vậy, đối với các website quan trọng như E-Commerce, Online Payment, Web Mail,… thì họ sẽ mua một SSL certificate từ một Trusted Root CA nào đó như RapidSSL, Comodo, GeoTrust,… Ở đây, các CA có nhiệm vụ chính là cấp phát và quản lý các certificate.
Thực chất thì chứng chỉ SSL cũng là một loại digitial certificate (một loại file trên máy tính). Vì HTTPS có liên quan tới giao thức SSL nên người ta mới đặt tên cho nó là SSL certificate để phân biệt với các loại digital certificate khác như Personal Certificate, Server Certificate, Software Publisher Certificate, Certificate Authority Certificate.
>> Tìm hiểu thêm:
- Mua Chứng Chỉ SSL Certificate Giá Rẻ Ở Đâu?
- Chứng thư số là gì? Sự khác nhau giữa chứng thư số và chữ ký số
- SSL Certificate là gì? Các loại SSL phổ biến hiện nay
Vậy là bài viết trên, vData đã gửi đến bạn câu trả lời cho câu hỏi giao thức HTTPS là gì, tìm hiểu sự khác nhau giữa giao thức HTTP và HTTP, lý do nên sử dụng HTTPS. Hi vọng hữu ích với bạn. Đừng quên ghé qua website vdata.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé.